Nợ Xấu Cá Nhân Và Những Lý Do Phát Sinh Nợ Xấu

Nợ xấu cá nhân sẽ được hiểu là khoản nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó với bên cho mượn. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ mà nó đã bị quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo như phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những tiếp theo trong tương lai. Cùng Mua Bán Nợ Trường Thành tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!

Phân loại nợ xấu trên hệ thống CIC như sau:

Hệ thống CIC là tên viết tắt của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam. Theo như quy định của hệ thống này thì người vay nợ sẽ được phân loại và sắp xếp thành 5 nhóm nợ như sau:

Nợ Xấu Cá Nhân Và Những Lý Do Phát Sinh Nợ Xấu

Nhóm 1 là nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn

  • Khách hàng thanh toán phần nợ gốc và lãi đúng hạn
  • Khách thanh toán trễ không bị quá 10 ngày

Nhóm 2 : nhóm nợ cần lưu ý

  • Khách hàng đang có khoản nợ quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.
  • Các khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho lần đầu.

Nhóm 3 : nhóm nợ dưới tiêu chuẩn

  • Khách hàng khi thanh toán nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu bị quá hạn dưới 30 ngày và theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Khách hàng sẽ được miễn trả hoặc được giảm lãi suất do không đủ khả năng chi trả như hợp đồng tín dụng đã ký kết các bên.

Nhóm 4 : Khoản nợ trong diện nghi ngờ có thể mất vốn

  • Những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày và đến dưới 180 ngày
  • Những khoản nợ này sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày và đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ vào lần thứ hai.

Nhóm 5 : Khoản nợ đang có khả năng mất vốn

  • Những khách hàng đã quá hạn trả nợ 180 ngày.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ và đã được cơ cấu lại.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ vào lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • nếu như khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là đang có khả năng bị mất.

Những khách hàng đang nằm trong các nhóm 3, 4, 5 thì sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay tại một công ty tín dụng nào khác. Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu sẽ bao gồm các khoản vay trong quá khứ, hay khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên của người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên 2 trung tâm tín dụng là CIC và PCB trong thời hạn là từ 3-5 năm sau khi người vay đó đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc. Chính vì vậy khách hàng một khi vay nợ cần lưu ý thêm những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Những lý do thường làm phát sinh nợ xấu cá nhân

Những lý do thường làm phát sinh nợ xấu cá nhân

  • Khách hàng hay sử dụng thẻ tín dụng nhưng không biết kiểm soát dễ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng kỳ hạn cho phía ngân hàng.
  • Mua hàng hóa trả góp nhưng lại không đóng tiền đầy đủ và đúng hạn như trong cam kết cho vay tiền đã ký.
  • Khách hàng cố tình chây ỳ, không chịu thanh toán tiền nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…
  • Chậm trễ việc thanh toán vài tháng liên tục.
  • Không thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp đang bị gán nợ.
  • Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với cá nhân hay với doanh nghiệp khác.
  • Khách hàng thường xuyên xảy ra trường hợp bất ngờ, khách hàng quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.