Dịch vụ mua bán nợ và đòi nợ thế có phải cùng là một?

Trong những năm gần đây, cụm từ tìm kiếm đòi nợ thuê hay dịch vụ thu hồi nợ hoặc mua bán nợ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đòi nợ thuê là dịch vụ đã chính thức bị nghiêm cấm hoạt động sau khi Quốc hội bấm nút thông qua dự thảo luật Đầu tư (và sửa đổi) vào chiều ngày 17/6. Và ngày 1/1/2021 thì dịch vụ đòi nợ thuê sẻ phải chính thức ngưng hoạt động hoàn toàn. Cũng do đó nhiều người đã nghĩ rằng, dịch vụ đòi nợ thuê và dịch vụ mua bán nợ là một? Nhưng đây được xem là cách chuyển nhẹ của dịch vụ thu hồi nợ hay đồi nợ thuê mà thôi. Vậy thì sự thật là như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua.

Dịch vụ đòi nợ thuê và mua bán nợ hoạt động như thế nào?

Dịch vụ mua bán nợ

Dịch vụ mua bán nợ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên bán nợ và mua nợ về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với các khoản nợ được phát sinh từ các nghiệp vụ cho vay hoặc khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh nợ, theo đó thì bên bán nợ sẻ chuyển giao quyền sở hữu các khoản nợ đó cho bên mua nợ và sẻ được nhận phần tiền thanh toán từ bên mua nợ.

(Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

Dịch vụ đòi nợ thuê hay thu hồi nợ xấu

Đây là các hoạt động mà bên được thuê đồi nợ sẻ  đại điện cho chủ nợ hoặc cho khách nợ để quản lý, giám định và tư vấn cho bên thuê thu hồi nợ xấu các vấn đề liên quan đến cách xử lý nợ.

(Điều 6 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

Dịch vụ mua bán nợ và đòi nợ thế có phải cùng là một
Dịch vụ mua bán nợ và đòi nợ thế có phải cùng là một

Khác biệt cách hoạt động của đòi nợ thuê và mua bán nợ

  • Dịch vụ mua nợ là thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu nợ cho đơn vị có thẩm quyền pháp lý khác để nhận lại số tiền theo thoả thuận của gói nợ đã bán.
  • Dịch vụ đòi nợ thuê đây là hình thức mà bên được thuê đại diện cho các chủ hoặc các con nợ để thực hiện một số công việc liên quan đến khoản nợ

Chủ thể hoạt động của mua bán nợ và thu hồi nợ xấu

Dịch vụ mua bán nợ

Dịch vụ mua bán nợ đây là một tổ chức tín dụng hay chi nhánh thuộc ngân hàng nước ngoài thành lập và phải hoạt động dựa theo Luật của các tổ chức tín dụng

(Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

Dịch vụ đòi nợ thuê

Đòi nợ thuê là các doanh nghiệp tự phát triển và kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.

(Khoản 3 Điều 2 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

Sự khác biệt của hai chủ thể

  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê hay thu hồi nợ xấu là hình thức kinh doanh có điều kiện riêng đối với doanh nghiệp
  • Kinh doanh mua bán nợ đây là hoạt động của các tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều kiện hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê và mua nợ bán nợ

Điều kiện hoạt động của dịch vụ mua bán nợ

Dịch vụ mua nợ là được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép chấp thuận cho phép hoạt động mua nợ và có tỷ lệ nợ xấu phải dưới 3%, trừ các trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Còn các trường hợp bán nợ thì không cần phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.

(Khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

Điều kiện hoạt động của dịch vụ đòi nợ thuê

Điều hiện để hoạt động của các dịch vụ đồi nơ thuê hay thu hồi nợ xấu là phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì mới được phép hoạt động các dịch vụ về đòi nợ.

(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

Sự khác biệt

  • Mua bán nợ đây là một loại hình kinh doanh phát sinh trong quá trình tổ chức của tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động
  • Đòi nợ thuê là một loại hình kinh doanh cần phải thành lập doanh nghiệp và được cấp phép

Thẩm quyền Xử phạt vi phạm và Trách nhiệm quản lý

Đối với các công ty mua bán nợ

  • Ngân hàng Nhà nước
  • Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
  • Vụ Tài chính – Kế toán
  • Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

(Điều 24 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)

Đối với các dịch vụ thu hồi nợ

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
  • Thanh tra, chánh thanh tra các cấp thuộc Bộ Tài chính

(Điều 26 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)

Khác biệt giữa hai dịch vụ

Sự khác biệt đó là về chủ thể quản lý:

  • Hoạt động kinh doanh mua bán nợ thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
  • Dịch vụ thu nợ hay đòi nợ thuộc quản lý của Bộ Tài chính.

Như vậy, dịch vụ đòi nợ thuê và dịch vụ mua bán nợ có rất nhiều sự khác biệt, vì vậy mà hai dịch vụ này sẻ không phải là một.

Luật Đầu tư (sửa đổi) vừa được thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2021 đã không còn cho phép loại hình kinh doanh “Dịch vụ thu nợ”, vì vậy sắp tới các Doanh nghiệp kinh doanh loại hình này sẽ buộc phải giải thể. Và do tình hình hiện nay có sự thay đổi về chính sách. Nên công ty chúng tôi đã thành lập CÔNG TY MUA BÁN NỢ AN KHANG. Địa chỉ: 196/7 Cộng hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp .HCM

Hiện nay công ty Trường Thành đã thực hiện việc chuyển đổi các hợp đồng đang thực hiện từ dịch vụ đòi nợ thuê sang thành hợp đồng mua bán nợ. Với cùng phương thức hoạt động gần giống nhau.

Công ty mua bán nợ Trường Thành sẽ gửi lại các mẫu hợp đồng để chuyển sang hình thức mua bán nợ tới khách hàng qua mail, zalo, hoặc viber… để khách hàng có thể tham khảo và có sự phản hồi cùng thống nhất để ký kết hợp đồng.